Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối với nhau, tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot… chính là các hướng phát triển của Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Vậy Công nghệ kỹ thuật điện tử là gì, sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào?
Nghề điện tử công nghiệp học gì? Ra trường làm gì?
- 19 Tháng sáu, 2021
- Viết bởi: Admin
- Chuyên mục: Thông tin tuyển sinh
Nghề điện tử công nghiệp học gì? Ra trường làm gì?
- 19 Tháng sáu, 2021
- Viết bởi: Admin
- Chuyên mục: Thông tin tuyển sinh ,
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử là gì?
Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tự động hóa – robot hóa đã trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nơi mà robot đang dần thay thế lao động phổ thông nhằm tăng năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm… Đặc biệt, công nghệ xử lý trong các thiết bị thông minh như smartphone, smart-home, smart-city… cũng được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- Hiện nay, các công ty điện tử như Samsung, LG Electronics, Samsung… đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói, gấp quần áo nhằm cắt giảm nhân lực làm việc tại nhà kho của công ty.
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội.
Học Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử ở USTH có gì đặc biệt? Chương trình cử nhân Công nghệ kỹ thuật điện tử tại USTH đào tạo theo chuẩn quốc tế trong 3 năm, theo 2 định hướng chính: Cơ điện tử và robot; hệ thống sản xuất và logistics. Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở về khoa học và công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, làm nền tảng giúp sinh viên nắm bắt kiến thức chuyên ngành điện tử như thiết kế, thuật toán và lập trình, điện tử, điều khiển tự động, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, hệ thống điều khiển nhúng, robotics, sức bền vật liệu…